Những câu hỏi liên quan
Duy Bao
Xem chi tiết
Duy Bao
11 tháng 4 2021 lúc 20:28

giúp mình với

 

 

Bình luận (0)
﹏❣꒒ꀤꈤꃅ☂☪ꀤ
11 tháng 4 2021 lúc 20:30

Hỏi chị google ikthanghoaheheha

Bình luận (0)
Đặng Minh Dương
Xem chi tiết
Phong Thần
3 tháng 9 2021 lúc 19:01

Tham khảo

 “Đoạn văn diễn tả cảm giác sung sướng cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ thật tinh tế và giàu chất trữ tình”. Đọc đoạn trích "Trong lòng mẹ", người đọc không khỏi xúc động trước niềm hạnh phúc cảm giác sung sướng đến cực điểm của chú bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ. Thoáng thấy bóng một người trên xe rất giống mẹ, Hồng liền chạy, đuổi theo bối rối gọi: ''Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ... ơi!”. Những tiếng gọi ấy bật ra từ lòng khát khao được gặp mẹ của chú bé bấy lây nay bị dồn nén. Sự thổn thức của trái tim thơ trẻ bật thành tiếng gọi. Khi đuổi theo được chiếc xe đó, Hồng được lòng bàn tay dịu hiền của người mẹ xoa lên đầu. Hồng oà khóc. Trong tiếng khóc ấy có cả niềm hạnh phúc được gặp mẹ, cả nỗi tủi thân bởi lâu quá không được gặp mẹ, bởi bao niềm cay đắng bị lăng nhục tàn nhẫn cùng những uất ức dồn nén được giải toả. Mải mê ngắm nhìn và suy nghĩ về mẹ, mải mê say sưa tận hưởng những cảm giác êm dịu khi được ngồi trong lòng mẹ để bàn tay người mẹ vuốt ve. Trong giây phút này, Hồng như sống trong "tình mẫu tử". Hạnh phúc trong lòng mẹ không chỉ là hạnh phúc, là niềm khao khát của riêng Hồng mà là khao khát, là mong muốn của bất kỳ đứa trẻ nào. Từ lúc lên xe đến khi về nhà, Hồng không còn nhớ gì nữa. Cả những lời mẹ hỏi, cả những câu trả lời của cậu và những câu nói của người cô bị chìm ngay đi - Hồng không nghĩ đến nó nữa... Sự xúc động của bé Hồng khi gặp mẹ càng chứng tỏ tình thương mẹ của Hồng là sâu đậm, là nồng thắm, là nguyên vẹn. Bất chấp tất cả sự ngăn cách của rào cản lễ giáo phong kiến hà khắc đối với người phụ nữ nói chung và đối với mẹ của Hồng nói riêng.

Bình luận (0)
ngọc quỳnh
Xem chi tiết
Vũ Xuân Ảnh
Xem chi tiết
Phan Hân
Xem chi tiết
meme
22 tháng 8 2023 lúc 20:09

Lòng dũng cảm làột phẩm chất vô cùng quý giá mà mỗi người nên trang bị. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, can đảm và sự quyết tâm trong mỗi hành động. Sự dũng cảm giúp chúng ta vượt qua khó khăn và đối mặt với những thử thách trong cuộc sống. Điều này rõ ràng khi ta không bao giờ biết trước những khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải, nhưng lòng dũng cảm sẽ giúp chúng ta vượt qua mọi chướng ngại. Một người dũng cảm là người không sợ đối mặt với thất bại hay thất bại, mà sẵn lòng chấp nhận rủi ro để đạt được mục tiêu của mình. Bằng lòng dũng cảm, chúng ta có thể vươn lên và vượt qua giới hạn cá nhân của

Bình luận (0)
Đoàn Trần Quỳnh Hương
22 tháng 8 2023 lúc 20:13

Lòng dũng cảm là phẩm chất đáng quý ở mỗi người. Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở bước đi của mình. Lòng dũng cảm cho chúng ta can đảm bước tiếp và đánh bật mọi khó khăn trên con đường tới thành cồng. Có lẽ ( thành phần biệt lập) không có lòng dũng cảm, chúng ta rất khó để tiếp tục kiên trì với mục tiêu mình đề ra khi liên tiếp gặp phải những trắc trở. Nếu ( phép liên kết) chúng ta có lòng dũng cảm, ta cũng không ngại nêu ra quan điểm của mình đóng góp vào thành tựu của bản thân. Lòng dũng cảm tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người dám đứng ra bảo vệ công lý trước những bất công và tội ác diễn ra trong xã hội. Vì vậy chúng ta cần phải rèn luyện cho mình lòng dũng cảm đối diện với mọi khó khăn ở phía trước, vì chính bản thân chúng ta và cả những người khác. 

Bình luận (0)
Ngọc Lương
Xem chi tiết
Đỗ Tuệ Lâm
29 tháng 6 2023 lúc 22:01

Một số ý:

- Giải thích: là việc giữ lại một phần tài nguyên, tiền bạc hoặc thời gian để sử dụng vào tương lai khi cần thiết.

+ Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người giúp chúng ta quản lý tài chính một cách thông minh và hiệu quả. Từ đó chúng ta có thể đạt được những mục tiêu làm việc học tập lớn hơn, có cuộc sống tốt đẹp hạnh phúc hơn. 

+ Ngoài ra ta còn có thể tích luỹ được một quỹ tiền dự phòng để đối phó với những tình huống không may xảy ra với bản thân, gia đình mình.

+ Hơn nữa, khi chúng ta biết rõ số tiền mình có và biết cách sử dụng nó một cách thông minh thì ta có thể tránh được những sự lãng phí không cần thiết và tập trung vào những ưu tiên quan trọng hơn.

=> Việc tiết kiệm giúp chúng ta có thể tận hưởng cuộc sống một cách bền vững và tạo ra những cơ hội mới. Bằng cách tiết kiệm, ta còn có thể đầu tư vào việc học hỏi, du lịch,...

- Nguyên nhân cần có phẩm chất tiết kiệm:

+ Để bảo vệ môi trường: sử dụng sản phẩm tái chế giảm thiểu lãng phí và ô nhiễm môi trường.

+ Tự do về tài chính của bản thân.

+ ....

- Liên hệ bản thân:

+ Mình đã làm gì để tiết kiệm, bản thân mình có phẩn chất tiết kiệm chưa.

- Tổng kết: Khép lại, tiết kiệm không chỉ giúp chúng ta có thể đáp ứng các nhu cầu và sự phát triển trong tương lai, mà còn mang lại sự an tâm và tự do tài chính.

+ Ví dụ như khi có ước mơ thực hiện điều gì đó ở tương lai, ta có thể dùng số tiền tiết kiệm mình để làm điều đó.

+ Hãy bắt đầu từ những thói quen tiết kiệm nhỏ nhặt và chúng ta sẽ thấy sự khác biệt lớn trong cuộc sống của mình!.

Bình luận (0)
minh nguyet
29 tháng 6 2023 lúc 22:15

Gợi ý cho em các ý:

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận (Ví dụ: Tiết kiệm là phẩm chất cần có ở mỗi người...)

TB:

Bàn luận:

Nêu khái niệm tiết kiệm là gì? (Ví dụ: Tiết kiệm là sự gom góp, cách chi tiêu và sử dụng tiền bạc, thời gian... một cách hợp lí...)

Biểu hiện:

+ Tiết kiệm trong cách dùng tiền hằng ngày

+ Tiết kiệm trong cách sử dụng thời gian mỗi ngày

+ Tiết kiệm bằng cách sử dụng ít điện, nước...

...

Dẫn chứng:

Ví dụ: Trong việc ăn uống hiện nay, thay vì ra ngoài đi ăn nhà hàng hết 1 khoản tiền tương đối lớn thì ta có thể đến siêu thị, các cửa hàng thực phẩm để mua đồ ăn về chế biến tại nhà...

Vai trò của tiết kiệm:

+ Rèn luyện phẩm chất quý giá của dân tộc ta

+ Giúp ta có thể để dành được nhiều khoản chi tiêu

+ Giúp ta biết cách cân bằng công việc hằng ngày

...

Phương pháp tiết kiệm:

+ Lập quỹ chi tiêu hàng tháng

+ Cắt giảm các khoản chi không cần thiết

+ Dành ít thời gian để sử dụng vào việc không cần thiết

...

KB: Khẳng định lại vấn đề

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
Trương Gia Bảo
Xem chi tiết
Bùi Hiếu
Xem chi tiết
minh nguyet
19 tháng 7 2021 lúc 21:26

Tham khảo nha em:

Vị tha là sẵn sàng tha thứ, bỏ qua lỗi lầm của người khác, biết sống vì người khác. Không có gì cao quý hơn lòng vị tha của con người. Cũng không có gì khó khăn bằng việc phải vị tha cho lỗi lầm của người khác. Chính vì biết sống vị tha, xã hội mới ngày càn văn minh, tiến bộ và nhân văn. Người có lòng vị tha luôn đặt mục đích của mọi việc làm là vì người khác, không ích kỉ, vụ lợi cá nhân, cảm thông, chia sẻ và tha thứ lỗi lầm của người khác. Người không có lòng vị tha lúc nào cũng chỉ nghĩ cho mình, sống tham lam, ích kỉ, tự ràng buộc mình trong cuộc sống hẹp hòi, vị kỉ, cá nhân. Ai cũng cần có lòng vị tha bởi đó là cơ sở để hoàn thiện nhân cách con người, giúp con người xây dựng được các mối quan hệ xã hội tốt đẹp, thành công trong công việc và đời sống. Trong cuộc đời mình, ai cũng có thể xảy ra sai lầm, khi đó rất cần sự vị tha, đồng cảm, sẻ chia của người khác. Thế nhưng, vị tha không có nghĩa là sẽ tha thứ mọi lỗi lầm. Có những việc làm không thể tha thứ được. Có lẽ, có những người ta không thể tha thứ được. Sống có lòng vị tha là phải biết đấu tranh chống lại cái xấu, kẻ xấu, bảo vệ công lí, lẽ công bằng. Khoan nhượng trước cái xấu, cái ác cũng chẳng khác gì làm việc xấu, việc ác. Cuộc sống có thể sẽ khó khăn hơn khi chúng ta sống vì người khác nhưng cũng sẽ đẹp đẽ hơn, hạnh phúc hơn.

Khởi ngữ + câu chứa thành phần tình thái: in đậm nghiêng

Bình luận (1)
Bùi Hiếu
19 tháng 7 2021 lúc 21:12

mong mọi người giúp đỡ

cảm ơn ạ

Bình luận (0)
Đỗ Quyên
Xem chi tiết
Dương Vân Ly
21 tháng 6 2021 lúc 10:40

Mỗi người đều có câu chuyện riêng của cuộc đời mình, nó có nhiều đoạn vui cũng lắm đoạn buồn. Tuy nhiên, chính bản thân bạn có trách nhiệm viết nên cuốn sách của đời mình.
Bạn là nhân vật chính, nhưng có lắm lúc bạn muốn một ai đó đồng hành cùng mình qua các chương. Bạn muốn họ thành nhân vật chính cùng bạn. Ước muốn đó nhiều khi mãnh liệt tới mức bạn viết về nó đầy mấy chục trang, hai ba chương liền. Và có khi tự hạ mình thành vai phụ, đẩy người kia thành nhân vật chính.
Đáng buồn là người đó cũng có câu chuyện riêng của họ, và họ không coi bạn như nhân vật chính cùng họ, họ có người khác cho vai đó. Hình ảnh bạn xuất hiện chỉ trong vài dòng ngắn ngủi rải rác khắp chương truyện của họ.
Có thể bạn cũng biết là không đáng, không nên, tại sao lại phải như vậy - nhưng bạn vẫn cứ tiếp tục như thế - hình ảnh 1 người không đáng lại tràn lan qua các chương về đời sống của bạn, át đi những nhân vật khác.
Cuối cùng, bạn vẫn sống cuộc đời của bạn, viết tiếp câu chuyện của đời mình. Hà cớ gì không để nó là một thứ sau này mỗi khi nhìn lại và mỉm cười. Mình có thể có giai đoạn ngu ngốc, mê đắm nhưng chính mình lại vượt qua nó vì mình biết là nó sẽ ít khi như ý của mình, sống cân bằng giữa lý trí và cảm xúc hơn.
Mong cô nhận xét !

Bình luận (5)
Phạm Vĩnh Linh
21 tháng 6 2021 lúc 10:54

Em tự viết ạ:

undefined

Bình luận (0)
Đỗ Thanh Hải
21 tháng 6 2021 lúc 14:00

"Mỗi người đều tự viết lên câu chuyện đời mình". Chắc hẳn mỗi chũng ta ở đây, từ khi sinh ra đã có một sứ mệnh, một cuốn truyện riêng do chính mình là tác giả, cũng là nhân vật chính, và cách viết nó như thế nào là do các bạn. Mỗi trang truyện là một hành trình, là một trải nghiệm mới của ta. Nó có thể là những khó khăn, thử thách lớn, nhưng cũng có thể là những niềm vui, những thành quả đạt được. Mỗi bước ngoặt cũng là một lần lật sang trang mới, cũng là một bài học mới để ta tôi luyện thành tài. Trên những trang truyện đời, sẽ có thêm những nhân vật phụ, những người góp phần vào câu chuyện của chúng ta, làm cho nó thêm sống động. Có thể nói chuyện đời mình là do mình viết ra, những cũng không thể phủ nhận rằng tác động của những nhân vật phụ cũng là vô cùng mạnh mẽ, nó cũng có thể thay đổi kết cục câu chyện của chúng ta chỉ trong tích tắc, nên cũng có thể nói rằng đó là câu chuyện của ta và những người bạn. Sau khi bước đến trang cuối của câu chuyện, đó là lúc ta hoàn thành sứ mệnh lớn của mình, là lúc ta tạm biệt cuộc đời. Lúc ấy, hãy nghĩ đến những điều bạn đã trải qua. Để từ đó mỉm cười khi đã hoàn thành sứ mệnh, cũng như bật khóc khi có những điều còn dang dở. Và hãy nhớ rằng, kết thúc của một câu chuyện là sự  mở ra của một câu chuyện khác

#E ko giỏi văn lắm nhưng cx thử viết xem sao, mong đc nhận xét

Bình luận (4)